Google Translate

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Mua bán hàng ký gửi là gì?

 Thời gian gần đây, dịch vụ bán hàng ký gửi bỗng nhiên nở rộ và trở thành tâm điểm chú ý của giới trẻ Việt Nam. Với ưu điểm nổi bật là không phải đầu tư nhiều vốn, chỉ chủ yếu lấy công làm lãi, những người đứng ra nhận ký gửi là 1 bên trung gian “mua của người bán, bán cho người cần” và cũng có không ít người kiếm được lợi nhuận tới hàng chục triệu đồng mỗi tháng nhờ ý tưởng kinh doanh theo hình thức này.

Hình thức nhận ký gửi phát triển và có nhiều thành công lớn trên thế giới, nổi bật như Second Time Around hay Once Upon a Child hay các website kí gửi như Therealreal, Tradesy, Theadup… Tính riêng năm 2013, Therealreal đã có doanh thu 100 triệu Đô và Threadup cũng tăng lợi nhuận gấp 3 lần so với tháng đầu ra mắt sau 3 tháng đi vào hoạt động. Hình thức này du nhập vào Việt Nam chưa lâu nhưng cũng đã tạo thành 1 làn sóng mạnh mẽ, thu hút cả người muốn mua và người cần bán.

Ban-hang-ky-gui-online-Khoi-nghiep-khong-can-von-1
Bán hàng ký gửi online – Khởi nghiệp không cần vốn

Chỉ cần có 1 website bán hàng hoặc đơn giản nhất là bán hàng trên Facebook, không nhất thiết phải bỏ ra một lượng vốn nhất định để thuê mặt bằng, chi trả nhân viên mà lại dễ thu lời, ý tưởng nhận ký gửi online và tận dụng nhà riêng làm địa điểm trưng bày được rất nhiều các bạn trẻ nghĩ tới. Mỗi cửa hàng có những quy cách lựa chọn, kiểm định hàng và chính sách khác nhau nhưng nhìn chung quy trình ký gửi cũng không khác nhau là mấy.

Ban đầu, khách cần bán mang hàng đến ký gửi, có thể là hàng mới hoặc đã qua sử dụng, sản phẩm bình dân hoặc cao cấp. Cũng tùy vào quy mô của cửa hàng ký gửi, các sản phẩm cho phép thường khá đa dạng, từ mỹ phẩm, túi xách, quần áo, giày dép, đồ điện tử, đồ gia dụng cho tới thực phẩm, sách truyện…

Ban-hang-ky-gui-online-Khoi-nghiep-khong-can-von-3
Bán hàng ký gửi online – Khởi nghiệp không cần vốn

Sau đó, 2 bên sẽ thỏa thuận về giá bán, thời hạn và lợi nhuận sau khi bán được hàng cho bên ký gửi, thông thường sẽ là từ 5-30% tùy giá trị từng sản phẩm. Việc của bên ký gửi đó là kiểm định chất lượng hàng hóa, chụp ảnh, rao bán, quảng cáo để bán được sản phẩm. Hàng càng bán được sớm thì người nhận ký gửi sẽ càng được nhận lợi nhuận lớn. Sau khi hết thời hạn ký gửi, trong trường hợp sản phẩm chưa bán được, người cần bán có thể lấy lại sản phẩm của mình hoặc tiếp tục gia hạn ký gửi.

Anh chàng MC trẻ tuổi của VTV6 – Đỗ Tuấn Hải là một trong những người tiên phong cho phong trào du nhập làn gió mới nhận ký gửi từ nước ngoài vào Việt Nam. Nếu bán được hàng trong thời hạn 1 tháng, Tuấn Hải nhận được mức chiết khấu 30%/sản phẩm và sẽ tăng dần nếu lâu hơn. Cũng có rất nhiều khách hàng mang sản phẩm đến ký gửi tại shop tình nguyện nếu sau 2 tháng không bán được thì sẽ gửi đi từ thiện. Nhờ sự nhạy bén, táo bạo, Hải đã tạo nên một điểm hẹn mua sắm thu hút giới trẻ Hà Thành, mang lại thu nhập cho mình gần 100 triệu đồng mỗi tháng.

Hình thức bán hàng ký gửi được coi là một sáng tạo khá thông minh dựa trên lợi ích của tất cả các bên tham gia. Người cần bán tiêu thụ được những sản phẩm “không cần thiết”, người nhận ký gửi ăn hoa hồng trên từng sản phẩm bán được và người mua chỉ phải trả 1 số tiền nhỏ để mua được món đồ ưng ý, đẹp – độc – lạ.

Ban-hang-ky-gui-online-Khoi-nghiep-khong-can-von-2
Bán hàng ký gửi online – Khởi nghiệp không cần vốn

Xem thêm: mua hang tren mang

Bên cạnh đó, hình thức này cũng mang trong mình những rào cản và khó khăn riêng mà bất kì ai muốn bắt đầu đều phải tìm ra đáp án nếu không muốn rơi vào vòng quẩn quanh trong khi thực hiện.

Việc tìm kiếm được mối kí gửi cũng như nguồn hàng tốt không phải là đơn giản, đặc biệt là trong khoảng thời gian hoạt động đầu tiên, tốc độ đẩy hàng chưa nhanh. Khách hàng đến ký gửi rất đa dạng, có thể hàng bình dân, cao cấp nên công tác kiểm soát và giám định chất lượng để xác nhận mức giá hợp lý, đồng thời giới thiệu cho những khách mua rất quan trọng. Một thực tế xảy ra khá phổ biến, chủ yếu ở các cửa hàng ký gửi mới mở, chưa có nhiều kinh nghiệm đó là khách hàng mang sản phẩm fake gắn mác xịn 100% và cửa hàng ký gửi tin tưởng vẫn rao bán như 1 sản phẩm chính hãng thực sự. Kết quả là khách hàng tinh ý phát hiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín cửa hàng, mất khách “như chơi”. Rút kinh nghiệm cho mình, bạn hãy đề cao cảnh giác và chú trọng vào khâu kiểm soát và giám định chất lượng sản phẩm trước khi cho phép chúng lên kệ tại shop.

Ngoài ra, với một số loại mặt hàng ký gửi cần được bảo quản đặc biệt ví dụ như tranh thêu, thực phẩm…, bạn cũng cần lưu ý đến khâu bảo quản nhằm đảm bảo chất lượng khi đến tay khách hàng.

Những rủi ro trên không phải là điều quá khó khăn để giải quyết. Bạn là người ở giữa cần phải thận trọng và chắc chắn trong từng bước, từ khâu nhận hàng, thỏa thuận hợp đồng và bán hàng để tạo được uy tín thương hiệu. Nếu bạn muốn thử sức với việc kinh doanh thú vị mà không cần đầu tư nhiều vốn này thì đây là thời điểm khá thích hợp. Hình thức ký gửi này đã phát triển rất mạnh trên thế giới và ở Việt Nam bạn có thể thấy được những triển vọng khá tiềm năng, đặc biệt trong thời buổi kinh tế ngày càng cạnh tranh, khó khăn như hiện nay. Chính vì vậy, hãy bắt đầu ngay với việc thiết kế web thời trang giá rẻ để tìm về cho mình những khoản lợi nhuận lớn nhé.
 =======================================================

Xu hướng bán hàng ký gửi

Hàng hóa phong phú, không cần đầu tư vốn mà vẫn thu lãi lớn là những lý do khiến nhiều chủ cửa hàng chuyển sang hình thức kinh doanh hàng ký gửi.
Trước đây, cô Hoàng Thị Dung, chủ cửa hàng bán tranh thêu trên đường Phạm Ngọc Thạch thường phải đầu tư liền lúc mấy trăm triệu để nhập tranh về bán. Đau đầu chuyện vốn nên hơn nửa năm nay, cô Dung nhận ký gửi tranh thêu chữ thập của những người thêu tự do về bày ở cửa hàng  để bán cho khách. “Thời buổi kinh tế khó khăn, nhận ký gửi không phải bỏ vốn lớn mà hàng lại phong phú, chỉ mất 10 triệu đồng thuê mặt bằng hàng tháng”, cô nói. Giá ký gửi phụ thuộc vào chất lượng và mức độ kỹ thuật của mỗi bức tranh. Tranh thêu loại đơn giản, khổ nhỏ có giá 300.000 - 500.000 đồng một bức. Loại khổ to có kỹ thuật phức tạp, cầu kỳ có giá từ một triệu đồng đến 7 triệu đồng, thậm chí một số bức tranh giá ký gửi lên đến hơn chục triệu đồng.
Xu hướng bán hàng ký gửi
Bán hàng ký gửi giúp hàng hóa phong phú, chủ kinh doanh không cần đầu tư vốn lớn. Ảnh minh họa.
Trung bình mỗi ngày cô Dung nhận ký gửi 3-4 bức tranh thêu, khi nào bán được mới thanh toán tiền. Những bức tranh này được bày tại showroom, đăng tải trên website của cửa hàng để khách biết đến và mua. “Giá ký gửi mỗi bức tranh sẽ do khách tự quyết định và dựa trên tư vấn của mình. Còn giá bán ra do cửa hàng tự quyết định”, cô Dung cho biết.
Theo cô Dung, bán hàng ký gửi phụ thuộc vào sự may rủi và duyên bán hàng. Cô cho biết, nhiều khách chấp nhận trả giá cao, tính ra gấp 2-3 lần mức giá mình nhận ký gửi, để sở hữu một bức tranh ưng ý. Tuy nhiên, cũng không ít lần tranh để hàng tháng mà không bán được. Theo đó, những tháng may mắn, cô thu lãi không dưới vài chục triệu đồng, nhưng nếu ế ẩm thì phải chịu không tiền mặt bằng.
“Khó khăn lớn nhất trong kinh doanh ký gửi tranh thêu chữ thập là khâu giữ gìn, bảo quản”, cô Dung nói. Những bức tranh ký gửi thường không có khung, giá trị lại khá lớn. Do đó, cô phải đầu tư một khoản chi phí không nhỏ để đóng khung và bảo quản.
Cũng vì vốn khó khăn nên anh Trần Văn Dũng, chủ hàng đồ da Việt (Xuân Thuỷ, Cầu Giấy) chỉ nhập hàng với số lượng ít, còn chủ yếu nhận ký gửi của hộ sản xuất lẻ ở Phú Xuyên. “Vốn lớn không có, tiền thuê cửa hàng thì vẫn trả hàng tháng, đóng cửa hàng thì không được. Mỗi lần nhận ký gửi mình chỉ mất 5-10% tiền đặt cọc tính theo giá buôn”, anh Dũng chia sẻ.
Anh cho biết, mỗi lần anh nhận ký gửi 20-30 sản phẩm và trả cho chủ sản xuất khoảng 5 triệu đồng tiền đặt cọc. Hai bên thương lượng giá cả và làm hợp đồng, khi nào bán được hàng, anh sẽ thanh toán nốt số còn lại.
Song anh Dũng cho biết, tìm được mối kí gửi và nguồn hàng tốt không phải dễ. Đa số khách tìm đến ký gửi là hàng cũ, hàng tồn. Muốn tìm được hàng ký gửi chất lượng thì cửa hàng phải có uy tín và tốc độ đẩy hàng nhanh. “Vì không một chủ sản xuất nào lại muốn ký gửi hàng đến một năm trời mà không bán hết”, anh Dũng nói.
Từng kinh doanh mỹ phẩm một thời gian nhưng thất bại, chị Bùi Thương Hiền, sinh năm 1984 chuyển hướng sang bán hàng tạp hoá và nhận ký gửi tất cả các sản phẩm. “Tất cả các vật dụng trong gia đình thậm chí là bó đũa mua thừa còn nguyên không dùng đến mình cũng nhận ký gửi”, chị Hiền cho biết.
Nhận ký gửi đa dạng mặt hàng nhưng chị Hiền yêu cầu hàng phải còn mới, còn hạn sử dụng, nguyên túi. Đa số khách ký gửi là những người mua về không dùng nữa hoặc có thừa nên có nhu cầu bán lại. Mặt hàng chị Hiền nhận thường nhỏ lẻ nên không mất tiền đặt cọc. Chị Hiền cho biết, thường mỗi sản phẩm, chị thu được 4.000 - 5.000 đồng, nhưng cũng có một số mặt hàng chị lãi được gần 100.000 đồng. Nhưng công việc này cũng tiềm ẩn không ít rủi ro vì chỉ nhận hàng nguyên đai nguyên kiện nên chị Hiền rất khó kiểm soát chất lượng của sản phẩm bên trọng. Nếu không may là hàng giả, hàng vỡ, hỏng, chị khó có thể quy trách nhiệm cho khách hàng vì bản thân chị là người bảo quản.
 =========================================
 Ký gửi hàng hóa được coi là phương án nhanh chóng và tiện lợi cho nhiều người hiện nay, vừa tiết kiệm được thời gian, vừa quảng cáo được đến nhiều khách. Tuy nhiên khách hàng khi ký gửi hàng hóa cũng cần lưu ý để tránh gặp phải nhưng tổn thất không đáng có.
 
Lợi dụng lòng tin của khách hàng
Mặt hàng được ký gửi phổ biến nhất hiện này là: mỹ phẩm, quần áo, giày dép, túi xách… của các chị em. Sản phẩm ký gửi có thể là hàng bình dân cho đến các hãng có thương hiệu. Giá cả cũng vì thế mà dao động khá nhiều, từ vài trăm đến vài chục triệu đồng. Được ưa chuộng tìm mua nhiều nhất vẫn là các mặt hàng cao cấp, đặc biệt là túi xách, bởi vì các mặt hàng này khi đem ra ký gửi hầu hết vẫn còn khá mới từ 80 - 90%, thời gian sử dụng chưa lâu, vẫn còn đứng dáng, bền đẹp, chưa bị lỗi mốt. Vì thế, lượng khách đến ký gửi những mặt hàng này không phải là nhỏ.
Phương thức làm việc của các hàng ký gửi hiện nay là: khách hàng đem hàng cần ký gửi đến cửa hàng, có thể là hàng còn mới hoặc đã qua sử dụng. Hai bên sẽ thỏa thuận thống nhất giá bán của mặt hàng, thời hạn bán, thông thường tối đa là 6 tháng. Trong thời gian này người bán có trách nhiệm chụp ảnh, quảng cáo, trưng bày, giao dịch… Nếu bán được hàng, người bán sẽ được trả từ 5 - 15% giá trị sản phẩm. Còn sau thời hạn mà hàng vẫn không bán được thì khách hàng phải trả một khoản phí và lấy hàng về. Tuy nhiên, do giá trị của những mặt hàng cao cấp không hề nhỏ, phổ biến từ 10 đến 50 triệu đồng/sản phẩm, nên nhiều cửa hàng không kiềm chế được lòng tham, tìm mọi cách gian dối trong quá trình làm việc để trục lợi cho mình.
Chị Hương (Phan Đình Phùng, Hà Nội) đã đi ký gửi một chiếc túi xách hiệu Channel với giá 30 triệu tại một cửa hàng trên phố hàng Bông với phí dịch vụ là 10%. Tuy nhiên sau vài tháng chưa thấy túi bán được nên chị định lấy lại để bán nơi khác thì được chủ hàng thông báo đã bán túi nhưng dưới giá chị yêu cầu 3 triệu đồng. Chị rất ngạc nhiện và tức giận khi đã bán được túi mà cửa hàng không thông báo ngay cho khách, thêm vào đó lại tự ý bán dưới giá quy định. Lý do cửa hàng đưa ra là túi của chị để đã lâu nên cần giảm giá bán cho nhanh nên không hỏi ý kiến người ký gửi. Tuy nhiên, khi chị Hương yêu cầu xem hóa đơn bán hàng thì cửa hàng không đưa ra được. Chị cho biết: “Tôi rất bức xúc vì mất tiền sử dụng dịch vụ không phải nhỏ mà còn như kiểu bị lừa thêm tiền. Từ giờ chắc sẽ không dám ký gửi hàng nữa”.
Không may mắn như trường hợp trên, chị Hoài (TP. Hồ Chí Minh) còn bị mất luôn cả hàng hóa. Sau khi đem đi ký gửi mà không lấy tiền cọc, do bận công việc chị không để ý hỏi han tình hình hàng của mình đã bán được hay chưa. Sau thời gian dài, quá thời hạn hợp đồng, chị liên hệ với cửa hàng không được, khi tìm đến mới biết chủ cửa hàng đã đóng cửa từ lâu và chuyển đi mất cùng với hàng của chị.

Cẩn trọng khi đem ký gửi
Đây không phải là những trường hợp hiếm trong quá trình bán hàng qua ký gửi hiện nay: hàng đã được bán nhưng chưa được thanh toán, nơi ký gửi chiếm dụng tiền, hàng bán ra không đúng với giá đã thống nhất… Do không có hóa đơn chứng từ khi mua bán, không làm việc trực tiếp với người mua nên khách hàng rất khó kiểm chứng chính xác giá bán ra. Đó là chưa kể, trong thời gian ký gửi, chưa bán được, chủ hàng còn có thể đem hàng hóa của khách ra sử dụng với lợi ích cá nhân… Nhất là đối với mặt hàng mỹ phẩm hay túi xách, rất khó để kiểm chứng hàng có bị sử dụng thêm hay không. Rất nhiều vấn đề có thể xảy ra trong suốt quá trình ký gửi có thể gây thiệt hại cho khách hàng.
Chị Hoàng Ngọc Hạnh- một chủ cửa hàng ký gửi hàng hiệu lâu năm ở Hà Nội- cho biết: “Hiện nay không ít những hàng ký gửi làm đủ mọi trò để lấy thêm tiền của khách ký gửi: nhập nhằng trong giá cả, hàng hóa… Có nơi còn lợi dụng sự tin tưởng của khách, đánh tráo hàng bằng sản phẩm cùng loại nhưng cũ hơn hoặc hàng giả để bán. Vì thế, khi ký gửi hàng hóa, nhất là những món hàng có giá trị lớn, khách hàng nên tìm những cửa hàng có uy tín, đảm bảo lâu năm để hạn chế tình trạng bị thiệt trong mua bán. Các cửa hàng lớn sẽ có hợp đồng, có hóa đơn bán hàng rõ ràng, chi tiết hơn cho khách.”
Chị Hạnh cho biết thêm kinh nghiệm: ""Khi mua ký gửi, khách hàng cũng nên có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra hàng hóa của mình, hàng hóa có được bảo quản đúng yêu cầu, đúng chủng loại mẫu mã đã đưa đi ký gửi hay không… để tránh đươc những trường hợp thiệt hại cho mình.”
Thu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét